Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Bài học từ biện pháp phong tỏa của Trung Quốc

Khi dịch Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 1, toàn bộ thành phố Vũ Hán 11 triệu dân, trung tâm của tỉnh Hồ Bắc, nguồn khởi phát của dịch bệnh, đã bị phong tỏa. Hãng tin Bloomberg khi đó bình luận rằng Trung Quốc hy sinh Hồ Bắc để ngăn dịch lan cả nước. Thế giới chăm chú quan sát xem biện pháp này sẽ dẫn tình hình đi đến đâu.

Hôm qua, Trung Quốc ghi nhận 24 ca mắc mới, so với mức 5-600 ca ở đỉnh dịch mỗi ngày. Chủ tịch nước Tập Cận Bình tới Vũ Hán như một thông điệp khải hoàn, và 14 bệnh viện dã chiến Hồ Bắc đóng cửa sau khi hoàn thành sứ mệnh.

Thế nhưng trước đó chỉ một tuần, khi Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan thị sát Vũ Hán, người dân thét lên qua những ô cửa sổ: "Giả dối!".

Vậy thì các nước có thể học hỏi những gì từ biện pháp của Trung Quốc mà không ảnh hưởng tới tự do cá nhân và hoạt động kinh tế - câu hỏi đặt ra khi dịch bệnh lây lan nhanh chóng ở cả Mỹ, châu Âu và nhiều vùng trên thế giới.

Thành phố Vũ Hán bị phong toả vào cuối tháng 1/2020. Ảnh: Reuters

Thành phố Vũ Hán bị phong toả vào cuối tháng 1/2020. Ảnh: Reuters

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá rằng cho đến nay, động thái quyết liệt của nước này là cách duy nhất chứng tỏ được hiệu quả ngăn chặn và hạn chế tối đa virus phát tán, lây lan. Song WHO cũng nhấn mạnh rằng không có một biện pháp nào là đúng cho mọi trường hợp.

Adam Kamradt-Scott, phó giáo sư tại Đại học Sydney, chuyên gia an ninh Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog y tế toàn cầu, cho rằng chính phủ các nước nên cố gắng ngăn chặn sự lây lan, nhưng biện pháp cần phù hợp với tính chất riêng của đợt bùng phát.

"Có rất nhiều lựa chọn - bạn có thể rất mạnh tay và ngăn chặn lây nhiễm một cách nhanh chóng, nhưng nó cũng gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng", ông nói.

Kamradt-Scott khuyến cáo chính phủ các nước có thể học tập cách giải quyết của Trung Quốc, nhưng những phương án này cũng dấy lên lo ngại về quyền con người. Mỗi nước có cách nhìn nhận khác nhau với vấn đề này.

Hannah Clapham, trợ lý giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng việc tìm ra hướng giải quyết cần đánh giá trên khía cạnh kinh tế và quản lý, cũng như khả năng y tế của quốc gia đó.

Các biện pháp hạn chế tiếp xúc khác như làm việc tại nhà, thay đổi giờ hoạt động của phương tiện công cộng và hủy bỏ các sự kiện lớn có thể giúp kéo dài thời gian dịch đạt đỉnh. Trong khi đó, phong tỏa chỉ hiệu quả khi có tâm dịch rõ ràng.

Quân đội Hàn Quốc trong trang phục bảo hộ tiến hành tiêu độc khử trùng tại các ngõ ngách của thành phố Seoul. Ảnh: AFP

Quân đội Hàn Quốc trong trang phục bảo hộ tiến hành tiêu độc khử trùng tại các ngõ ngách của thành phố Seoul. Ảnh: AFP

Yanzhong Huang, chuyên gia cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Đối ngoại, một viện nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ cho rằng việc phong tỏa sẽ gây áp lực lớn nhất đến những người ở bên trong khu vực đó. Trong thời gian thành phố Vũ Hán bị cách ly, nhiều bệnh nhân không được nhập viện và điều trị kịp thời. Điều này làm tăng tỷ lệ tử vong và mức độ lây lan của virus.

Ông cũng cho rằng biện pháp của Trung Quốc, đặc trưng bởi tính chất toàn quyền của chính phủ, có thể không hiệu quả với một số quốc gia. Đối với nền dân chủ kiểu Mỹ, việc phong tỏa một thành phố chắc chắn đối mặt với những rào cản về luật pháp và quản lý.

Các khu vực đông dân như Hong Kong và Singapore lựa chọn hướng giải quyết khác. Cả hai nơi đều có các ca bệnh sớm và lây lan trong cộng đồng, nhưng đến nay cả vẫn giữ được số ca nhiễm thấp thông qua xét nghiệm tích cực, hạn chế đi lại, cách ly tại nhà và theo dõi nghiêm ngặt những người có yếu tố dịch tễ.

Đối với các nước có số ca dương tính thấp hoặc chỉ có các ca bệnh do nhập cảnh , việc tìm ra cách thức đón đầu sự lây lan là vô cùng quan trọng.

Hassan Zaraket, trợ lý giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của Đại học Mỹ tại Beirut, chỉ ra rằng với Lebanon, hệ thống y tế sẽ quá tải nếu dịch bùng phát nhanh. Lebanon hiện có 22 trường hợp dương tính, bao gồm ít nhất hai ca nhiễm nhập cảnh và đi lại tự do. Dù đã có hàng rào sàng lọc, hạn chế và cách ly, những người đến từ quốc gia khác vẫn mang nhiều nguy cơ truyền bệnh.

"Bây giờ chúng tôi có từ một đến hai tuần để biết [từ] hai trường hợp này, bao nhiêu người có thể biểu hiện các triệu chứng. Khi ghi nhận nhiều ca bệnh hơn, vấn đề sẽ trở nên rất khó khăn", ông nói.

Ông cũng cho hay mối lo ngại này cộng thêm khó khăn tài chính và đi lại sẽ khiến việc nhập vật tư y tế khó khăn hơn. Trong trường hợp xấu, nếu người dân không tuân thủ hay chính phủ ngừng các biện pháp kiểm soát dịch, rất dễ xảy ra lây lan trong cộng đồng.

"Tôi mong là chúng ta không phải đối mặt với một đại dịch", ông nói.

Linh Phan (Theo SCMP )

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

Sức khỏe của nữ bệnh nhân 24 tuổi nhiễm Covid-19 vừa trở về từ Anh bằng chuyên cơ riêng hiện giờ ra sao?

Chiều 10/3, trao đổi với chúng tôi, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết sau khi nữ bệnh nhân T. (24 tuổi) được chuyển từ khu cách ly tập trung tại huyện Củ Chi đến BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã được làm xét nghiệm PCR tại khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Đến 19h30 tối 9/3, bệnh nhân được xác định  dương tính với Covid-19.

Ngay lập tức, bệnh nhân đã được đưa vào phòng cách ly áp lực âm của khoa Nhiễm D của bệnh viện để theo dõi sức khỏe, cách ly. Trong đêm 9/3, bệnh nhân có sốt, ho nhiều, đau tức ngực, X-quang phổi có tổn thương dạng thâm nhiễm, mô kẻ lan toả khắp hai phế trường.

Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết trong chiều nay, bệnh viện sẽ tổ chức hội chẩn liên viện với các chuyên gia đầu ngành về Truyền nhiễm - Hồi sức - Hô hấp - Chẩn đoán hình ảnh về ca bệnh này. Các thông tin về tình hình diễn tiến bệnh sẽ tiếp tục được cập nhật sau.

Trước đó vào trưa 10/3,  Bộ Y tế cũng đã công bố bệnh nhân mới dương tính với Covid-19. Đây là trường hợp thứ 32 tại Việt Nam.  Bệnh nhân nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, sống tại London, Anh, có tiếp xúc với chị N.H.N (bệnh nhân thứ 17 ở Việt Nam mắc Covid-19) tại Anh vào ngày 27/2.

Sau đó, bệnh nhân có dấu hiệu ho và đi khám vào ngày 2/3 tại Anh. Đ ến ngày 7/3 được yêu cầu cách ly tại nhà do có tiền sử tiếp xúc với ca bệnh thứ 17 của Việt Nam nhưng không được xét nghiệm.

Bệnh nhân từ Luân Đôn về TP.HCM sáng ngày 09/3, trên chuyên cơ riêng. Ngay khi nhập cảnh bệnh nhân được vận chuyển bằng xe cấp cứu đến trực tiếp cách ly và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, sau đó có kết quả dương tính với Covid-19.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, bệnh nhân đã được cách ly tuyệt đối trên chuyên cơ và trong suốt hành trình về Việt Nam. Hệ thống phòng dịch thành phố đã chủ động tiếp cận và đưa trực tiếp bệnh nhân từ sân Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog bay đến khu cách ly.

Bệnh nhân đã không tiếp xúc với bất cứ người nào trong suốt quá trình di chuyển. Chuyên cơ, xe vận chuyển bệnh nhân và khu vực cách ly được khử trùng theo quy định.

Xem thêm thông tin về dịch bệnh Covid-19 tại  ĐÂY.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cách ly tại nhà

Chiều 9/3, bác sĩ Tôn Thất Thạnh - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng thông tin, kết quả xét nghiệm của ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng âm tính với nCoV.

"Do kết quả âm tính nên CDC được quyền công bố", bác sĩ Thạnh nói và cho biết ông Trương Quang Nghĩa cách ly tại nhà trong 14 ngày theo quy định.

Trước đó ông Nghĩa đi trên chuyến bay VN163 từ Hà Nội đến Đà Nẵng vào sáng 2/3. Trên chuyến bay này có hai du khách người Anh nhiễm dịch .

Ông Trương Quang Nghĩa trong một buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Trương Quang Nghĩa trong một buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Nguyễn Đông.

CDC Đà Nẵng cho biết, chưa rà soát được toàn bộ số lượng hành khách đi cùng chuyến bay với hai du khách người Anh. Qua điều tra ban đầu, hơn 100 người ở thành phố đã tiếp xúc với họ và CDC đang phân loại để ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần.

"Mỗi lần làm xét nghiệm được khoảng 20 ca, thời gian cần 4 tiếng", bác sĩ Thạnh nói.

Hôm nay, Đà Nẵng chưa ghi nhận thêm ca dương tính ngoài hai du khách người Anh. Hiện hai người này sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, không khó thở; các xét nghiệm, X-quang phổi không có gì đặc biệt.

Sở Y tế đề nghị người dân tiếp xúc gần với hai du khách người Anh, hoặc có đến các địa điểm trong lịch trình của họ trong thời gian qua nên chủ động theo dõi sức khỏe, trường hợp có Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog biểu hiện sốt, ho, khó thở... cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Trong ba ngày qua Việt Nam ghi nhận thêm 15 ca dương tính nCoV, nâng số bệnh nhân lên 31, trong đó 16 người đã khỏi bệnh.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Thêm 2 bệnh viện ở Hà Nội được xét nghiệm Covid-19

Đây là hai bệnh viện đã điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV tại Việt Nam.

Xét nghiệm là một trong những hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh. Các trường hợp có dấu hiệu điển hình, nghi ngờ mắc bệnh, mẫu bệnh phẩm sẽ được xét nghiệm phiên dịch tại hai cơ sở để đối chứng và khẳng định tính chính xác.

Có thêm các phòng xét nghiệm giúp giảm tải cho các đơn vị chuyên môn, bệnh nhân nghi nhiễm cũng nhanh chóng có kết quả xét nghiệm.

Theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam đủ năng lực và sinh phẩm xét nghiệm nCoV. Thời gian xét nghiệm tối thiểu 5,5 giờ.

Dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy

Dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy

Trước đó, cả nước có 30 nơi xét nghiệm Covid-19, gồm Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.

Các Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Lào Cai được trang bị thiết bị đúng tiêu chuẩn.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế.

Một số đơn vị khác như Viện Thú y, Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương, 6 Chi cục Thú y vùng cũng đủ năng lực xét nghiệm.

Tính đến chiều 7/3, Việt Nam có tổng cộng 20 ca bệnh Covid-19, 16 trường hợp khỏi bệnh. Cả nước có 23.228 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe.

Thùy An